Phong tục Lì xì ngày tết

Lì xì Tết

Cứ đến Tết là người lớn thì lo chuẩn bị lì xì tết, con trẻ thì háo hức chờ đợi được nhận lì xì tết. Thế nhưng phong tục lì xì ngày tết bạn đã biết nguồn gốc chưa? Bạn có biết sự ra đời của phong bao lì xì? bạn có hiểu rõ ý nghĩa của việc lì xì ngày Tết? Và bạn có muốn tìm hiểu các nước khác họ lì xì tết như thế nào không? Cuối cùng là các gợi ý về các trend lì xì tết thời hiện đại để năm nay mình sẽ lì xì khác năm cũ… Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hà An nhé 😉😉😉

Lì xì ngày tết

Nguồn gốc ra đời của phong bao lì xì

Phong tục lì xì ngày Tết xuất hiện từ rất xưa tại Trung Hoa, và cũng có rất nhiều câu chuyện giải thích về sự ra đời của phong bao lì xì này. Nhưng có lẽ phổ biến nhất đó chính là câu chuyện về con quỷ hay xoa đầu trẻ.

Tương truyền rằng, thời xa xưa, tại Trung Hoa có một con quỷ rất thích xoa đầu trẻ em tên là “Sui”. Nó thường xuất hiện vào đêm giao thừa khi mà trẻ đã ngủ. Sui thường lẩn trốn và xoa đầu trẻ khiến trẻ thức, khóc thét đến sốt cao trở nên ngốc nghếch.

Để giữ an toàn cho trẻ, cha mẹ thường đốt đèn và canh trẻ hết đêm giao thừa. Đây cũng là câu chuyện giải thích cho tập tục thức qua đêm giao thừa.

Truyện kể có một gia đình nọ đã khoảng 50 tuổi mới hạ sinh được một bé trai bụ bẫm nên gia đình rất cưng chiều. Vào đêm giao thừa có 8 vị tiên đi ngang và trông thấy con Sui đang tìm cách xoa đầu cậu bé này. Thấy cha mẹ cậu bé có tâm tốt nên tiên bèn ra tay cứu độ bằng cách biến thành 8 đồng tiền và dặn cha mẹ cậu bé hãy gói 8 đồng tiền vào bao đỏ và đặt kế bên cậu bé. Khi con Sui bắt đầu tiến đến gần đứa bé đang ngủ, những bao đỏ bọc đồng tiền liền phát ra hào quang, đánh đuổi con yêu quái chạy mất. Tiếng lành đồn xa, cứ mỗi đêm giao thừa, nhà nhà đều gói đồng tiền vào giấy đỏ rồi tặng cho con cháu để cầu an. Từ đó tục lì xì vào ngày Tết ra đời.

quỷ dọa trẻ con8 vị tiên nhân

Ý nghĩa của bao lì xì

Lì xì hay Hồng bao, tiếng Việt gọi là lì xì là một tên gọi của tục lệ người lớn hơn mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên Đán ở các nước Á Đông, đó là phong tục đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. 

Theo tác giả Hạo-nhiên Nghiêm Toản, “lì xì” có gốc là từ lợi thị trong tiếng Trung. Từ này phiên âm là lì shì, có ba nghĩa:

  • Số lời thu được do mua bán mà ra.
  • Tốt lành, có lợi.
  • Vận tốt, vận may.

Trong cả ba trường hợp, “lợi-thị” hay “lì-xì’, đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Tác giả Hạo-nhiên khẳng định rằng tiền Lì-xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân.

Ngày nay, phong tục lì xì ngày Tết rất phổ biến ở những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản… Ý nghĩa lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người. Theo đó cả người nhận và người tặng phong bao đều nhận những điều tốt đẹp trong năm mới. Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện chí, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.

Lì xì tết

Phong tục lì xì ngày tết ở Việt Nam

Theo phong tục, đến ngày 30, giao thừa hoặc mùng một, các gia đình người Việt quây quần đông đủ với nhau cùng thắp nén hương lên tổ tiên, cùng vui đùa ăn uống chúc mừng năm mới.

Đây cũng là dịp mà con cháu trong nhà chúc Tết đến ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi. Phong bao lì xì màu đỏ bên trong có số tiền nhỏ tượng trưng cho lời chúc may mắn, mạnh khỏe, gặp nhiều thành công trong công việc, học tập mà người lớn muốn gửi đến trẻ.

Ngày nay tục lì xì cũng không còn giới hạn chỉ người lớn lì xì cho trẻ nhỏ nữa. Chỉ cần là người đã đi làm, có thú nhập là có thể mừng tuổi những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà rồi. Không chỉ người thân trong gia đình, tục lì xì đã mở rộng khi bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm chúc Tết cũng có thể lì xì lẫn nhau. khi trao nhau lì xì, mọi người thường kèm các lời chúc như: Vạn sự như ý, An khang thịnh phượng, Phát tài phát lộc,… với nguyện ước sẽ có một năm mới vạn sự hanh thông, suôn sẻ.

 Lì xì Tết

Lì xì Tết ở các nước có gì đặc biệt?

Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng có phong tục lì xì đầu năm. Song, mỗi nước lại mang một nét đặc trưng riêng của chính mình.

Lì xì Tết của người Trung Quốc

Trung Quốc

“Hongbao” là tên gọi của phong tục lì xì ở Trung Quốc. Do đó, bao lì xì của họ luôn là màu đỏ, tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Đặc biệt, số tiền trong bao tuyệt đối tránh liên quan đến số 4 (không được coi may mắn) và phải dán kín.

Khi nhận lì xì, người Trung Hoa có thói quen không nhận bằng một tay và không mở ra ngay trước mặt người tặng. Họ phải để tất cả lì xì dưới gối và sau 1 tuần mới được mở ra hoặc mang theo xuyên suốt 16 ngày đầu năm mới. Điều này hàm ý rằng bao lì xì sẽ bảo vệ mọi người tránh khỏi các điều xấu có thể xảy ra.

Không những thế, người dân nơi đây còn có tục lệ mang theo một túi cam quýt cùng các bao lì xì khi ghé thăm nhà người thân, bạn bè,… trong hai tuần đầu năm mới. Bởi cam quýt có cách phát âm giống với từ “giàu có” và “may mắn” trong tiếng Trung.

 Lì xì Tết của người Nhật

Nhật Bản

“Otoshidama” là cách gọi lì xì ở xứ sở hoa anh đào. Ở đây, số tiền lì xì sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ em cũng như mối quan hệ trong gia đình. Ngoài ra, bao lì xì thường có màu trắng chủ đạo (thay vì màu đỏ như các nước khác) bởi họ ưa chuộng sự đơn giản.

Đặc biệt, phong bao sẽ luôn được dán kín và ghi tên người nhận lên trên nhằm thể hiện sự kín đáo, không so bì và tôn trọng người được nhận. Thông điệp của mỗi bao lì xì sẽ là lời chúc cho năm mới được ấm áp, an lành và gặp nhiều may mắn.

 Lì xì Tết người Hàn Quốc

Hàn Quốc

Lì xì ở xứ sở kim chi thì được gọi là “Sabae”. Tết đến, trẻ em sẽ mặc trang phục truyền thống và thực hiện nghi lễ cúi lạy bậc tiền bối nhằm thể hiện sự biết ơn sinh thành, dưỡng dục. Sau đó, trẻ mới bắt đầu nhận lì xì cùng những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Tại đây, lì xì cũng đa dạng hơn các quốc gia khác, không chỉ là tiền mà có khi còn là túi quà xinh xắn, vàng, ngọc, đá quý…  Còn người lớn thì sẽ trao nhau những món quà đặc trưng Hàn Quốc như các loại sâm quý hiếm.

Lì xì Tết

Singapore

Ở Singapore, nhất là người Hoa sống tại đây thường rất coi trọng ngày Tết Nguyên đán. Vì thế, họ cũng chú trọng việc tặng lì xì cho ông bà, cha mẹ, con cháu hoặc người thân trong nhà.

Phong bao thường sẽ có màu đỏ rực rỡ đựng những đồng tiền mới có mệnh giá từ 2 đến 20 đô Singapore nhằm tượng trưng may mắn trong ngày năm mới. Ngoài tiền mặt, người dân ở đây còn lì xì bằng ngân phiếu, ngân lượng, voucher, vé xe tháng,… hoặc dùng bữa ăn sum họp đủ đầy mọi thành viên trong gia đình.

Lì xì Tết

Malaysia

Người Malaysia theo đạo Hồi (thường sống ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore) cũng có tục lì xì mừng tuổi cho người già và trẻ em trong ngày lễ tết Eid al – Fitr (Tết Hiến sinh của người đạo hồi thường diễn ra vào ngày 11/8 hàng năm). Vào dịp này, họ sẽ chuẩn bị các phong bao màu xanh lá cây – màu truyền thống gắn liền với tín ngưỡng của các nước Hồi giáo để tặng cho bất kỳ người khách nào đến chúc mừng đấy.

Lì xì Tết người Đài Loan

Đài Loan

Khác với Việt Nam chúng ta, ở Đài Loan thường dùng số tiền chẵn trong phong tục lì xì. Vì họ cho rằng số chẵn mang ý nghĩa cho sự cát tường. Hơn nữa, tiền trong phong bao luôn là tiền mới bởi theo người dân nơi đây, năm mới tất cả đều phải mới.

Lì xì Tết người Hindu

Cộng đồng người Hindu ở Châu Á

Cộng đồng người này cũng có phong tục lì xì vào dịp Lễ ánh sáng Diwali hay còn gọi là “Âng-pau”, từ ngày 10 tháng 11 hàng năm.Họ sẽ trao nhau những phong bao có màu tím hoặc vàng bởi đây là nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người đạo Hindu.

lì xì tết

Gợi ý các cách lì xì độc đáo và ý nghĩa ngày tết

Ngày nay, việc lì xì không chỉ giới hạn bằng tiền mà có thể lì xì bằng các hình thức khác, hiện vật phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của người được nhận. Tùy vào mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh mà có thể nghĩ ra những cách khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý thú vị:

  • Lì xì tiền online
  • Lì xì cho con bằng những quyển sách hay.
  • Lì xì bằng những khóa học phát triển kĩ năng bản thân.
  • Lì xì cho cả gia đình bằng những chuyến du lịch trải nghiệm.
  • Lì xì bằng một bữa cơm cả nhà cùng nấu – mỗi người một món, quây quần.
  • Lì xì bố mẹ bằng những món ăn bổ dưỡng.
  • Các cặp đôi lì xì nhau bằng cặp vé xem phim.
  • Lì xì bằng những gói chăm sóc sức khỏe.
  • Lì xì nhau những bức tranh treo tường mang ý nghĩa tốt lành.
  • Lì xì đúng thứ mà người được nhận đang mong muốn

 

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết phong tục lì xì ngày tết này, bạn sẽ tìm được món quà ý nghĩa và thiết thực nhất cho bố mẹ, con cái và người thân trong dịp năm mới không chỉ bằng tiền.

Đánh giá post
Game bài đổi thưởng
Mục lục