Bộ nhận diện thương hiệu là gì và tại sao doanh nghiệp cũng như đội ngũ thiết kế luôn được yêu cầu phải tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và độc nhất. Đặc biệt với những ngành có tính cạnh tranh cao và gay gắt. Hãy cùng tìm hiểu lý do qua bài viết: “Thiết kế nhận diện thương hiệu – Chuyên nghiệp từ những điều nhỏ nhất”.
Bộ nhận diện thương hiệu tại sao lại quan trọng?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết hãy trả lời vì sao thương hiệu lại quan trọng đến thế. Và câu trả lời khả dĩ ngắn gọn nhất chính là bạn hãy ra đường và nhìn xung quanh xem có chỗ nào không được đánh dấu chủ quyền riêng theo một cách thức nào đó.
Mỗi thương hiệu, từ các trang web nhỏ nhất đến các nhãn hàng toàn cầu như Adidas hay Zara, cần một tài liệu hướng dẫn và quy định sử dụng nhận diện thương hiệu chuẩn. Bộ tài liệu này có thể chỉ dày vài trang hoặc thậm chí lên tới cả trăm trang.
Bộ nhận diện thương hiệu là một tài liệu hướng dẫn thiết lập riêng biệt về tất cả các khía cạnh thương hiệu của công ty. Cần thiết lập những quy tắc để tạo ra sự thống nhất và nhận dạng thương hiệu của bạn. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ thiết kế một logo và làm thế nào để nó có thể được dùng trên bao thư, giao diện web, thông tin cá nhân,…
Một bộ nhận diện thương hiệu đúng chuẩn sẽ tạo thành quy tắc cho toàn bộ phòng ban trong doanh nghiệp áp dụng và truyền tải hết thông điệp của thương hiệu. Nó tạo ra triết lý hoạt động và mục tiêu của công ty. Điều này góp phần lan tỏa thương hiệu doanh nghiệp đi xa hơn.
Còn nữa, bộ nhận dạng thương hiệu sẽ nói lên cá tính, nó ảnh hưởng đến hình ảnh công ty và cách mọi người nhìn công ty đó. Nhận diện thương hiệu là cơ sở cho các tương tác của công ty bạn tới các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Đây cũng là bản hướng dẫn cho các nhà thiết kế. Một bộ nhận diện tốt sẽ cho designer biết anh ta nên sử dụng các yếu tố thiết kế nào cho phù hợp với phong cách của doanh nghiệp. Thống nhất và đơn giản chính là thứ doanh nghiệp cần!
Bạn có thể xem bài về thiết kế catalogue tại đây.
Quy cách sử dụng Logo
Hiểu đơn giản đó chính là việc logo được sử dụng theo nguyên tắc nào và những quy tắc bố trí logo như thế nào thì sẽ được chấp nhận. Điều đó tạo ra tính thống nhất cho việc sử dụng logo trong thiết kế. Không brand nào muốn logo được chỉnh sửa theo các loại kích thước và màu sắc khác nhau trong mỗi chiến dịch rồi. Vậy nên quy cách sử dụng logo tương đối quan trọng và cần thiết.
Cứ nhìn cách Adobe đã tạo ra quy cách sử dụng Logo để thấy độ phức tạp nhé! Hãy nhớ rằng, logo của bạn là điều đơn giản nhất mà mọi người phải xác định được thương hiệu của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng hình ảnh đó một cách hợp lý.
Cách sử dụng chữ để tăng độ chuyên nghiệp cho bộ nhận diện
Tương tự như quy cách sử dụng logo, cần có quy chuẩn về phong cách khi sử dụng các font chữ. Nó phải được chuẩn hóa và rõ ràng, kiểu chữ nào sẽ được chấp thuận sử dụng và sử dụng như thế nào. Chọn một vài kiểu chữ sẽ được sử dụng trong các dự án thiết kế. Điều này có thể bao gồm một số các quy tắc cho các dự án in và một số cho các ứng dụng kỹ thuật số. Nhưng chắc chắn rằng các kiểu chữ có một số liên kết chung.
Ví dụ như nhiều nhà thiết kế web thích kiểu chữ sans serif cho body text trong khi bạn có thể thích một phong cách serif cho in ấn. Chúng ta cần tìm một tính phổ biến giữa hai người. Bạn hãy xem xét một tiêu đề hay các loại phong cách mà bạn có thể sử dụng cho cả hai loại dự án thiết kế.
Hầu hết các thương hiệu sẽ sử dụng 2 type-font cho thương hiệu của mình. Lý tưởng nhất là chọn không quá năm font chữ và quy tắc sử dụng font chữ đó.
Cách nhận diện sử dụng màu sắc
Màu sắc tác động đến cảm xúc của người xem. Ngày này màu sắc càng được chú trọng trong thiết kế, đề cao tính hài hòa và đồng bộ tạo sự liền mạch. Một số thương hiệu sẽ chọn phong cách tương phản. Một bảng màu được xác định có thể là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bộ nhận dạng thương hiệu.
Bộ nhận dạng thương hiệu nên phác thảo mỗi màu và sử dụng màu như thế nào. Màu sắc nào chỉ được dùng làm màu cho logo, còn màu nào chỉ được dùng làm màu nền cho các background khác nhau hoặc các yếu tố thiết kế khác. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ số lượng màu sắc ở mức tối thiểu để đảm bảo bản sắc thương hiệu được giữ vững.
Thêm tài liệu cần xác định rõ mỗi màu theo tên và giá trị màu sắc cho từng dự án. Chọn màu chính, màu phụ và màu thay thế cho các bảng màu. Xác định mỗi màu có giá trị cho việc in ấn (CMYK) và các dự án kỹ thuật số (RGB , HEX).
Cách sử dụng hình ảnh
Những quy tắc đối với hình ảnh sẽ dựa vào những hình ảnh bạn có được từ việc chụp hình hay các loại thiết kế khác nhau. Bộ nhận dạng thương hiệu nên viết chi tiết cách sử dụng, chỉnh sửa hình ảnh như thế nào.
Những hướng dẫn về hình ảnh cũng cần xác định một số hình ảnh được sử dụng như thế nào và khi nào. Bạn sẽ sử dụng hình chụp hay hình minh họa hay cả hai? Hình nghệ thuật có được sử dụng không? Hình ảnh sẽ được chỉnh như thế nào? Sẽ dùng hình màu hay trắng đen? Tất cả những câu hỏi cần được trả lời trong những hướng dẫn về hình ảnh.
Và cuối cùng là phong cách viết và giọng văn
Phác thảo các kiểu ngôn ngữ chấp nhận được mà sẽ được sử dụng. Bài viết có dài dòng, hay đơn giản và ngắn gọn? Giọng văn cần được trang trọng, hay đàm thoại nhiều hơn? Thính giả của bạn là ai? Bạn cần có kế hoạch để nhắm mục tiêu là đó? Hãy trả lời hết những câu hỏi đó.
Cuối cùng, bạn muốn chắc chắn rằng những điều bạn nói có phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Điều này áp dụng cho tất cả mọi thứ từ các tiêu đề trong một quảng cáo, một thông cáo báo chí, đến cấu trúc của những bài blog. Sử dụng tone đồng nhất và khác biệt có thể giúp đối tác và khách hàng xác định được được thương hiệu và tạo ra một sự kết hợp với những gì mà thương hiệu có được.
Đây là những gì một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
- Tổng quan về thương hiệu bao gồm cả lịch sử, tầm nhìn và cá tính
- Thông số kỹ thuật logo và cách sử dụng logo
- Bảng chữ
- Bảng màu
- Thông số kỹ thuật sử dụng hình ảnh bao gồm cả phong cách chụp ảnh
- Thiết kế giấy viết thư và namecard.
- Bố trí thiết kế và lưới cho in ấn và các dự án web
- Tài liệu hướng dẫn
- Thông số kỹ thuật cho các biển báo và quảng cáo ngoài trời
- Phong cách viết văn bản và giọng văn
- Hướng dẫn phương tiện truyền thông đa phương tiện
- Ví dụ trực quan để hỗ trợ từng quy tắc (cung cấp các ví dụ về sử dụng thích hợp và không thích hợp cho rõ ràng)
Qua bài viết rất dài này, hi vọng bạn đã có góc nhìn tổng quan. Bộ nhận diện thương hiệu được ví là xương sống trong thiết kế của doanh nghiệp. Là designer hay chủ doanh nghiệp, chúng ta cũng cần biết những điều cơ bản phải không nào?
Cùng chia sẻ những tác phẩm của bạn tại Fanpage Hà An nhé. Chúc bạn thành công!