Dịch vụ chụp ảnh sản phẩm có cần thiết hay không?

Chi phí của dịch vụ chụp ảnh sản phẩm

Để khiến việc nâng cấp hình ảnh dễ dàng hơn, các công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ chụp ảnh sản phẩm. Tuy nhiên, giá của dịch vụ này lại không hề rẻ.

Ví dụ: Với một sản phẩm đơn giản, không yêu cầu cao về kĩ thuật chụp và chỉ chụp trên phông trơn có giá từ 300.000đ – 400.000đ. Còn đối với những sản phẩm yêu cầu kĩ thuật chụp cao thì có mức giá 500.000đ – 800.000đ.

Dòng sản phẩm không yêu cầu kĩ thuật chụp cao: Hình khối sản phẩm đơn giản, chất liệu bao bì không bị bóng
Dòng sản phẩm yêu cầu kĩ thuật chụp cao: Hình dáng sản phẩm phức tạp, chất liệu bóng khó đánh sáng

Tâm lý chung của doanh nghiệp, công ty

Mức chi phí không mềm của dịch vụ tạo nên tâm lý chung của mọi người, là: “Tại sao phải bỏ thêm một khoản tiền ra khi mình cũng có thể chụp ảnh sản phẩm của mình đơn giản bằng một cái điện thoại?”

Tuy nhiên, chụp được một bức ảnh thương mại đẹp, đạt chuẩn không phải là điều dễ dàng khi có quá nhiều tiêu chí thước đo.

Xem thêm

Các yếu tố cơ bản để đánh giá một bức ảnh sản phẩm “đẹp” (P1)

Các yếu tố cơ bản để đánh giá một bức ảnh sản phẩm “đẹp” (P2)

 

Ưu, nhược điểm của 2 phương pháp

Tự chụp ảnh sản phẩm Sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp
Ưu điểm o   Cơ hội để tìm hiểu và học them kiến thức mới về bố cục, ánh sáng và màu sắc.

o   Thêm kĩ năng mới

o   Chủ động công việc

o   Toàn quyền xử lý ảnh chụp

o   Độc quyền hình ảnh

o   Hiểu và thực hiện chính xác việc sản xuất hình ảnh theo nhu cầu sử dụng

o   Tiết kiệm thời gian cho người sử dụng dịch vụ

o   Cam kết chất lượng ảnh tốt

o   Tư vấn phong cách, góc chụp hợp lý

o   Không tốn các chi phí phát sinh (mua máy chụp ảnh, mua đồ decor, v.v)

Nhược điểm o   Việc chụp được một bức ảnh đẹp không hề dễ dàng, bạn có thể mất rất nhiều thời gian để cho ra một bức ảnh ưng ý.

o   Nếu có nhu cầu thuê hoặc mua các thiết bị chụp như máy ảnh, đèn, phông, v.v… thì chi phí cũng không thấp.

o   Chất lượng hình ảnh có thể không đạt.

o   Tốn chi phí

o   Hình ảnh có thể bị bàn giao chậm thời hạn

o   Giao tiếp cũng có thể là vấn đề khiến nhiếp ảnh gia không nắm rõ yêu cầu cho bức ảnh.

o   Doanh nghiệp, công ty phải trả thêm phí nếu muốn độc quyền hình ảnh.

Có thể thấy dù doanh nghiệp chọn phương án giải quyết nào cũng đều có những ưu điểm và phải đối diện với những nhược điểm khác nhau. Hà An mong rằng qua bài viết này, các doanh nghiệp co thể cân nhắc nhu cầu và khả năng của mình để chọn lựa phương án hợp lý và hiệu quả nhất khi muốn nâng cấp chất lượng hình ảnh.

Đánh giá post
Game bài đổi thưởng
Mục lục