Những điều cần chú ý khi sử dụng phông chữ trong thiết kế logo

phong-chu-trong-thiet-ke

Sử dụng phông chữ trong thiết kế là một phần quan trọng trong thiết kế logo. Rất nhiều thương hiệu trên thế giới sử dụng font chữ để truyền tải thông điệp và phong cách của mình. Và để thật sự chắp cánh cho logo và thương hiệu của sản phẩm hay công ty của bạn, hãy tham khảo các tips sau và áp dụng nhé.

1. Phông chữ quyết định đến 80% cảm nhận ban đầu

Hãy sử dụng phông chữ trong thiết kế một cách cẩn thận bởi ấn tượng của khách hàng về logo cũng chính là cảm nhận của họ về thương hiệu. Serif đã từng thống trị các mẫu thiết kế và sử dụng trong phần lớn logo trong những năm trước. Còn thời điểm hiện tại, sans-serif đã tạo thành xu hướng mới, hiện đại hơn, năng động hơn.

Nếu logo là một dàn nhạc thì font chữ là 50% sức mạnh của dàn nhạc đó

Các thương hiệu nổi tiếng cao cấp quen thuộc mà chúng ta hay bắt gặp sử dụng font Serif nằm trong ngành thời trang như Zara, YSL, hay D&G,… Phông chữ Serif gợi lên sự truyền thống, sang trọng và tối giản. Google cũng đã từng một thời sử dụng trong thời gian dài, tuy nhiên vào năm 2015, phông chữ Sans-serif hiện đại hơn và trẻ trung hơn đã lần đầu tiên được sử dụng.

Dành thời gian nghiên cứu kỹ hơn và cân nhắc giữa các lựa chọn. Không ai rõ hơn về sản phẩm hoặc doanh nghiệp hơn chính bản thân bạn.

Xem thêm: 5 lưu ý quan trọng cần biết khi thiết kế logo có thể tiết kiệm 30% chi phí quảng cáo

2. Chọn lọc kỹ càng và gia tăng cá tính cho thương hiệu

Để đánh giá một phông chữ trong thiết kế có phù hợp với thương hiệu hay không, ngoài yếu tố thẩm mỹ và sự kết nối với các tính cách như đã nêu trên, người thiết kế còn cần nghiêm túc xem xét đến độ dày của nét chữ và khả năng linh hoạt của logo khi ứng dụng trên nhiều ấn phẩm khác nhau..

font-chu-thiet-ke-logo

Xem xét nhiều yếu tố khác nhau về độ rộng hẹp của kiểu chữ bởi nó cũng tác động đến phong cách và chất riêng.

Font chữ có nét dày sẽ phù hợp với những tên thương hiệu ngắn gọn, ít kí tự hơn là những tên thương hiệu dài vì sẽ làm cả logo trở nên nặng nề, cồng kềnh. Còn các font chữ nét mỏng sẽ rất tuyệt vời cho tên thương hiệu dài khi thể hiện trên các bảng hiệu quảng cáo nhưng cũng có thể “biến mất” trên khi in trên danh thiếp vì kích thước nét chữ quá nhỏ. Hơn nữa, nếu xét ở góc độ kết nối với tính cách, trong khi nét dày đại diện cho sự quyết đoán, mạnh mẽ thì nét mỏng lại biểu hiện sự tinh tế, nhẹ nhàng.

Xem thêm: Các dự án thiết kế logo tiêu biểu

3. Xem xét các kiểu minh họa và sự tương hợp với ngành hàng

Hãy nhìn sang Coca-Cola và Pepsi. Trong khi Pepsi đã có ít nhất 3 lần thay đổi font chữ thì ngược lại, đối thủ cạnh tranh không đội trời chung của họ đã không thay đổi logo trong suốt chiều dài lịch sử. Nếu như vào một ngày đẹp trời, Coca-Cola đổi sang kiểu Sans-serif thay vì font chữ vẽ tay thường thấy, chắc hẳn có một cơn địa chấn nào đó đã xảy ra.

su-khac-nhau-trong-font-chu

“Truyền thống thiết kế trăm năm” hay “Linh hoạt thay đổi theo xu hướng”?

Vấn đề rất đơn giản: có được một điểm thực sự độc đáo, tùy chỉnh một chút các loại hình minh họa và có thể bạn đã mang lại cho mình một nhận diện thương hiệu mạnh mẽ (mặc dù nếu thất bại, những phông chữ viết tay miễn phí này cũng có thể là những lựa chọn khá tuyệt vời).

Logo chuỗi khách sạn sử dụng font mềm mại, êm ái do Hà An Design thiết kế

Một cân nhắc quan trọng khi chọn phông chữ cho logo không chỉ nằm ở việc bạn muốn nó trông như thế nào mà đó là cách toàn bộ logo được cảm nhận như thế nào. Điều này nhấn mạnh việc kết hợp phông chữ và hình ảnh trong tổng thể logo. Sự cứng cáp, thô ráp của font chữ kết hợp cùng yếu tố kim loại sẽ phù hợp với ngành cơ khí chẳng hạn. Hoặc font chữ mềm mại, vui tươi kết hợp cùng hình ảnh minh họa về thời trang sẽ làm khách hàng ấn tượng.

Xem thêm: 50+ bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho công ty của bạn

4. Khám phá cách kết hợp chữ 

Trước hết, tuyệt đối không sử dụng nhiều hơn 2 hoặc 3 font chữ trong thiết kế logo bởi sự phân lớp thị giác sẽ chọn lọc ra đâu là yếu tố chính và đâu sẽ là yếu tố phụ của thiết kế.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp hoặc biến tấu cách sắp xếp chữ và các đường nét chữ khác nhau. Điển hình là phong cách chữ lồng chữ không nên bị giới hạn trong trang phục áo dài, áo choàng, thiệp mời đám cưới. Khi được xử lý đúng, tên viết tắt của công ty sẽ được tạo thành một biểu tượng đơn giản nhưng có lẽ sẽ hiệu quả cho một thương hiệu. Cứ nhìn cách Coco Chanel và Yves St Laurent làm mưa làm gió trong tâm trí khách hàng bằng ấn tượng sâu sắc với logo của họ là chúng ta hiểu được sức mạnh của việc kết hợp đúng và trúng như thế nào rồi chứ.

ket-hop-font-chu-thiet-ke

Một ví dụ kinh điển là nhãn hiệu LandorTHER FedEx, mũi tên ẩn giữa “e” và “x” tạo ra một biểu tượng Sans-serif đơn giản biểu trưng cho sự nhanh chóng như chính dịch vụ của công ty vậy.

Đôi khi, ngay cả cách sắp chữ đơn giản nhất cũng có thể trở thành một điều gì đó đặc biệt nếu được phát triển đúng cách.

Đánh giá post
Mục lục